
Năm 2015, Chính phủ ban hành Nghị định 39/2015/NĐ-CP quy định chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc diện nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số (Nghị định 39). Nghị định 39 đi vào thực tiễn đã góp phần động viên các chị em đồng bào dân tộc thiểu số nghèo vơi bớt khó khăn trong cuộc sống.

“Hỗ trợ chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình cho người dân dễ bị tổn thương trong thiên tai” là chủ đề ngày dân số thế giới năm 2015.

Chiến dịch CSSKSS/KHHGĐ (chiến dịch) đợt 1/2015 đang diễn ra ở các địa phương trên toàn tỉnh. Hàng ngàn phụ nữ được tư vấn và thực hiện các dịch vụ chăm sóc SKSS miễn phí ngay tại trạm y tế xã.

Trong những năm qua, công tác dân số-KHHGĐ luôn được các Sở, ban, ngành, đoàn thể, các cơ quan thông tin đại chúng trong tỉnh quan tâm hỗ trợ, phối hợp tuyên truyền phổ biến các chủ trương của Đảng, Pháp luật và chính sách của Nhà nước về DS-KHHGĐ, góp phần làm giảm mức sinh của tỉnh và từng bước nâng cao chất lượng dân số.

CÔNG TÁC DS-KHHGĐ Ở PHÚ YÊN NĂM 2015 - Chú trọng nâng cao chất lượng dân số, duy trì mức sinh hợp lý
Dân số vừa là chủ thể, vừa là mục tiêu của quá trình phát triển. Điều chỉnh Dân số vừa là yêu cầu cấp bách, vừa có ý nghĩa chiến lược lâu dài. Do đó chương trình dân số-kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) liên quan đến toàn bộ hoạt động của cả nước nói chung và trong tỉnh nói riêng, từ phát triển sản xuất, tiêu dùng, việc làm, môi trường, quản lý xã hội đến phát triển sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế và xây dựng con người…

Trong nhiều năm qua, việc thực hiện Chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/Kế hoạch hóa gia đình (CSSKSS/KHHGĐ) đến các xã vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng có mức sinh cao... đã có những đóng góp quan trọng và là một trong những yếu tố đảm bảo việc thực hiện các mục tiêu giảm sinh và giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trên địa bàn tỉnh.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, thuật ngữ Vị thành niên (VTN) được dùng để chỉ nhóm người từ 10 đến 19 tuổi, còn thanh niên là nhóm người tuổi từ 15 đến 24. Người ta thường gộp nhóm VTN và thanh niên làm một vì nói chung họ có đặc điểm tâm, sinh lý, những nhu cầu gần giống nhau và gọi là những người trẻ tuổi. Ở Việt nam, nhóm tuổi này (từ 10 đến 24) được gọi là thanh thiếu niên.

Cách đây 27 năm, vào lúc 6h35’ ngày 11/7/1987, một cậu bé người Nam Tư đã chào đời. Đây cũng là công dân thứ 5 tỷ của thế giới . Sự kiện này được coi là dấu mốc cho sự bùng nổ của dân số thế giới. Một thế giới bùng nổ về dân số sẽ dẫn đến nghèo đói, bệnh tật, môi trường ô nhiễm – những thách thức đối với tất cả các quốc gia

Trong bối cảnh nguồn kinh phí từ chương trình mục tiêu quốc gia về DS-KHHGĐ dành cho việc cấp phương tiện tránh thai (PTTT) miễn phí ngày càng eo hẹp, Tiếp thị xã hội (TTXH) các PTTT chính là dự án mang tầm quốc gia có ý nghĩa quan trọng trong việc chuyển đổi hành vi của khách hàng từ sử dụng các PTTT miễn phí sang sử dụng các PTTT có giá trị thương mại. Ở Phú Yên, dự án này đã thực hiện đến đâu và ngành Dân số Phú Yên đã làm gì để đẩy mạnh TTXH các PTTT?

Đề án sàng lọc trước sinh và sơ sinh được tỉnh Phú Yên triển khai tại các cơ sở y tế tuyến tỉnh và huyện từ năm 2011 cho đến nay được mở rộng tại 100% xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh, Đề án này đã mang lại lợi ích đáng kể cho mỗi gia đình, cộng đồng và toàn xã hội. Ngoài những đợt đi lưu động sàng lọc ở cộng đồng, hàng tháng Trung tâm DS-KHHGĐ một số huyện như Sông Hinh, Đồng Xuân đã phối hợp với Bệnh viện đa khoa tổ chức khám sàng lọc định kỳ cho các thai phụ đạt hiệu quả cao.

Thời gian qua, công tác DS-KHHGĐ tại Phú Yên đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ và hưởng ứng nhiệt tình của lãnh đạo các cấp từ tỉnh đến cơ sở và nhân dân, đặc biệt là sự cố gắng, nỗ lực, phấn đấu của những người trực tiếp làm công tác DS-KHHGĐ các cấp. Những cố gắng, nỗ lực đó đã góp phần giúp người dân phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.

Nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình miễn phí cho chị em phụ nữ, hàng năm TTDS-KHHGĐ huyện Sông Hinh cùng với Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ huyện tổ chức 2-3 đợt chiến dịch truyền thông lồng ghép với cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/KHHGĐ (gọi tắt là chiến dịch) đến 11 xã, thị trấn. Việc này cứ lặp đi lặp lại như một chu kỳ nên đối với người dân, không còn mang nhiều ý nghĩa “chiến dịch” nữa mà là việc làm định kỳ, mang tính chất thường xuyên. Đồng thời, nguồn lực cho chiến dịch không còn “sung túc” nữa nên phần nào đã giảm sức hút đến người tham gia, chính vì vậy, nhiều cộng tác viên, cán bộ dân số với trách nhiệm và nhiệt tình, phải đến từng nhà để mời và chở khách hàng đến các điểm cung cấp dịch vụ.